Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

10 thách thức cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông năm 2014


10 thách thức cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông năm 2014
viễn thông năm 2014
Với sự biến đổi quan trọng của ngành công nghiệp viễn thông và sự giảm sút cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, an ninh, nghẽn mạng, OTT, IPv6… là những thách thức của các nhà cung cấp dịch vụ trong năm 2014, theo Linkedin.
1. An ninh mạng
Các nhà cung cấp dịch vụ đang nhìn thấy những mối nguy hại lớn đến hệ thống mạng của họ từ các phần mềm độc hại, như tấn công từ chối dịch vụ (DdoS), các hình thức tấn công phức tạp APTs (Advanced Persistent Threats - các mối đe dọa thường trực/tinh vi).
Theo Công ty an ninh mạng BKAV, trong khoảng tháng 8 (từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8), 437 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị hacker xâm nhập.
Một lượng lớn thời gian, tiền bạc và các nguồn tài nguyên khác đang được đầu tư để giải quyết vấn đề an ninh mạng. Sự gia tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của các cuộc tấn công đã vượt qua khả năng của các giải pháp bảo mật hiện tại, từ đó tạo ra những thách thức đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Tắc nghẽn mạng
Bằng cách nào để dự trù về sức chứa khi sự chuyển động bị tắc nghẽn tạm thời và lưu lượng mạng đột biến với ít sự cảnh báo? Tất cả chỉ là vấn đề vùng phủ sóng, khi bạn kết hợp chúng với bảng cân đối của các công ty cung cấp dịch vụ mạng với mật độ điểm hiện diện cao nhất (highest network pop) thì bạn là kẻ mạnh nhất.
3. "Vươn vòi bạch tuộc" (hay Dịch vụ kết nối tất cả để có thể nuốt trọn - All-You-Can-Eat Connectivity Services)
Điều này có lợi cho các nhà cung cấp nội dung nhưng bất lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ. Các đối thủ tham gia thị trường OTT đang gia tăng băng thông với tốc độ nhanh chóng. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng những dữ liệu phân tích để rút ra sự hiểu biết và sử dụng dữ liệu đó để đạt được doanh thu cao.
4. Lưu lượng truy cập ngang hàng (Peer-to-peer traffic)
Hình thức này đang phát triển rất nhanh chóng, nhưng chưa có một mô hình kinh doanh xứng tầm để kiếm tiền từ lưu lượng truy cập ngang hàng. Điều này gây áp lực đáng kể đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng, kéo theo chi phí đầu tư cao hơn, ảnh hưởng đến dòng tiền và quỹ dự trữ.
5. Over-the-Top Video (OTT)
OTT tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất của các nhà cung cấp dịch vụ mạng trong năm 2014.
Các nhà cung cấp dịch vụ nhìn thấy hệ thống mạng của họ đang trở nên kiệt quệ bởi loại hình chuyển động này. Cung cấp video theo yêu cầu sử dụng một lượng lớn băng thông không sinh ra lợi nhuận trong khi các nhà kinh doanh mô hình OTT cần tối ưu hóa doanh thu. Việc cho phép các công ty sản xuất video không phải quan tâm, bảo dưỡng kênh phân phối sẽ không tạo ra quy mô và đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên toàn hệ thống.
6. Doanh thu trên mỗi khách hàng không tăng
Có một sự khác biệt đáng kể giữa yêu cầu phát triển và yêu cầu chi phí đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng 50% mỗi năm. Nếu tính thêm TV thông minh và Internet of Things (Internet của vạn vật), chi phí nâng cấp đã trở thành một nhân tố chính trong việc mở rộng nền tảng để có được doanh thu cao hơn.
7. IPv6
Đây là việc phải làm trên quy mô lớn mà không có doanh thu gia tăng kèm theo. Nhiều khách hàng đã bắt đầu có nhu cầu với IPv6 nhưng nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng. Sẽ rất khó khăn cho bất kỳ giám đốc tài chính hay giám đốc công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ xem đây như một chi phí kinh doanh khi tính toán các khoản phí liên quan.
8. Các quy tắc, điều lệ
Net Neutrality (là nguyên tắc rằng mọi gói dữ liệu thuộc bất cứ ứng dụng nào hay từ bất kỳ website nào đều được đối xử công bằng với nhau về tốc độ và chi phí khi truyền tới người dùng) đang cản trở các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền thu được nhiều lợi tức hơn.
9. Không có khả năng kiếm tiền từ gói lưu lượng
Các nhà cung cấp dịch vụ đang sống với biên lợi nhuận thấp trong khi Google và những người khác đang được hưởng lợi nhuận truy cập cao hơn thông qua các ứng dụng OTT. Đây không phải là sự phát triển bền vững cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng, đặc biệt là với mạng không dây ở nơi phổ tần bị hạn chế.
10. Khách hàng không ổn định
Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng, họ sẽ rời nhà cung cấp mạng và khi ấy doanh nghiệp bị hụt khoản thu. Khi sự không ổn định giảm xuống cùng với sự trung thành và hài lòng của khách hàng tăng lên, doanh thu sẽ tăng và chi phí sẽ giảm.
Trên thế giới, theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Ovum, sự gia tăng của các ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) đã khiến các nhà mạng bị mất đến 23 tỷ USD doanh thu trong năm 2012, và dự đoán con số này sẽ tăng lên 54 tỷ USD trong năm 2016. Tại Việt Nam, con số “thiệt hại” của các nhà mạng không được thống kê chi tiết từ những tổ chức thứ ba mà chỉ qua báo cáo từ đại diện của các "ông lớn" VinaPhone, MobiFone và Viettel.